Để lựa chọn được kính bảo hộ lao động phù hợp, trước hết người lao động cần xác định trong môi trường làm việc của mình đang có hoặc có thể xuất hiện yếu tố nguy hại nào cho mắt, rồi chọn loại kính bảo hộ lao động phù hợp và phải sử dụng, bảo quản đúng cách.
Để lựa chọn loại kính bảo hộ phù hợp cần nắm rõ các yếu tố sau:
– Cấu tạo cơ bản của kính là mắt kính và khung kính kết hợp với việc xác định nguồn các nguy cơ gây tổn thương cho mắt. Hiện nay có 2 loại mắt kính cơ bản.
– Nếu làm việc với các nguồn ánh sáng gây hại như tia tử ngoại, hồng ngoại… cần sử dụng mắt kính có tác dụng làm giảm các tia bức xạ này đến ngưỡng an toàn – các mắt kính này được gọi là mắt kính lọc sáng.
– Còn mắt kính không lọc sáng là loại không có tác dụng lọc các nguồn ánh sáng có hại nêu trên. Do đã có quy ước về cách đánh mã số của các mắt kính lọc sáng vì vậy người lao động có thể chọn được loại kính lọc phù hợp để bảo vệ đôi mắt của mình.
Cụ thể: khi yếu tố nguy hại cho mắt của bạn là bụi, hạt, mảnh vật bắn chọn loại không có tác dụng lọc sáng. Mắt kính có khả năng chống tác động cơ học cao, mắt kính nếu vỡ phải không tan thành nhiều mảnh rời; đối với loại kính chống chất lỏng văng bắn vào mắt, nên chọn loại không có tác dụng lọc sáng.
Chọn gọng kính phải chọn loại có kết cấu toàn bộ đường viền thân kính tiếp xúc với mặt (kính kiểu kín), đồng thời, để chất lỏng không lọt vào mắt, khung kính phải có lỗ thông hơi gián tiếp, đối với loại kính chống được hơi khí gây kích thích cho mắt, gọng kính phải được thiết kế kín khít, ngăn cách hoàn toàn giữa mắt và môi trường không khí bị ô nhiễm.
Vệ sinh và bảo quản kính bảo hộ đúng cách
Thông thường tròng kính sẽ được phủ một lớp bảo vệ nhằm giúp giảm trầy xướt, lớp phủ này dễ bị phai bởi các tác động của chất amoniac, thuốc tẩy, giấm hoặc nước lau sàn, lau kính cửa sổ. Do đó, tránh sử dụng các chất này để lau tròng kính của bạn.
Lỗi thường gặp
– Một số người thường hà hơi để làm ướt tròng kính trước khi lau chùi. Mặc dù tròng kính dơ không có mối liên quan tới các bệnh về mắt, tuy nhiên đây không phải là một cách lau kính hợp vệ sinh.
– Một số người thường tiện tay dùng luôn vạt áo/quần để lau kính, điều này không tốt bởi trên áo quần thường bám bụi, cát, nên dễ làm xướt tròng kính.
Vệ sinh kính bảo hộ đúng cách
1. Gỡ kính
– Dùng 2 tay khi đeo và gỡ kính. Sử dụng một tay có thể gây nên sai lệch gọng và tâm của mắt kính, ảnh hưởng tới tuổi thọ của kính cũng như tới đôi mắt.
2. Không tự sửa kính
– Nếu cảm thấy kính bị lệch thì bạn không nên tự sửa. Việc sửa kính đòi hỏi phải có chuyên môn và dùng những dụng cụ chuyên ngành.
3. Không nên cầm tay vào mắt kính
– Cầm tay vào mắt kính thường làm cho mắt kính bị mờ đi vì mắt kính rất dễ bắt dính dầu và mồ hôi, tay bị bụi bẩn cũng có thể làm cho kính bị trầy xước, ố màu làm cho khả năng quan sát bị hạn chế có thể gây nên nhức mỏi mắt, đau đầu..
4. Vệ sinh kính
– Khi vệ sinh kính, bạn nên xả nước rửa trước rồi lau. Vì khi mắt kính dính bụi bẩn, nếu lau ngay thì chính lớp bụi bẩn đó sẽ trà xát làm xước mắt kính.
– Rửa kính nên xả bằng nước sạch, có thể dùng sữa tắm hay nước rửa chén bát để làm sạch kính, tránh xả nước vào hộp lò xo bản lề (những chỗ này khi bị đọng nước thường gây hiện tượng gỉ sét làm hỏng kính). Rồi sau đó mới lau gọng kính và thấm nước ở mắt kính.
5. Lau kính
– Chú ý lau nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước mắt kính, gẫy gọng kính, đứt sợi nylon (cước), đặc biệt với các loại gọng kính khoan và kính có thể tháo rời mắt. Khăn lau kính tốt nhất là được dệt từ vải sợi mịn, nhỏ, trơn và là loại chuyên dùng để lau kính. Khăn luôn được bảo quản trong hộp riêng để tránh bụi bặm.
– Tuyệt đối không lau kính bằng quần áo đang mặc, một số người đeo kính do sự tiện lợi thường lau kính bằng cách này nhưng nó sẽ khiến kính bị xước.
7. Nơi để
– Khi không đeo kính thì nên cho kính vào hộp để tránh va đập, xước hay bụi…
– Không để kính nơi có nhiệt quá cao hay quá thấp.